Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Tiêu chuẩn

Trong thực tại cuộc sống để đánh giá con người hay bất cứ một sản phẩm nào , người ta thường quy về một tiêu chuẩn . Có thể đó là bộ ứng xử đạo đức ( nếu là con người ) , những tiêu chuẩn ISO trong sản xuất và quản lý công nghiệp , những tiêu chuẩn về môi trường ...Và như thế những tiêu chuẩn này sẽ là thước đo quyết định cho mỗi việc , mỗi con người . Trong các lần công tác nước ngoài , tôi từng nghe nhận xét của các đồng nghiệp về sự hiện đại của ngành giao thông vận tải , về cơ sở hạ tầng hoàn thiện , về sử dụng giờ giấc công chức tại các nước đó... . Tôi thiết nghĩ rằng mọi việc mà ta thấy , đánh giá , nhận xét đều rất chuẩn rất bình thường . Đối với họ những điều đó phù hợp với trình độ nhận thức , tư duy và khả năng phát triển của đất nước họ . Ta ngạc nhiên vì xe bus , tàu điện , xe lửa họ khởi hành và tới đích rất chính xác giờ giấc , mọi người tham gia giao thông trên đường rất trật tự , kỷ luật , tôn trọng tín hiệu giao thông hoặc tự giác xếp hàng tại nhà ga , bến xe , khu vui chơi giải trí , lên xuống cầu thang máy ...Tất cả là do ý thức và việc giáo dục trong đất nước họ . Những điều ấy của ta có không ? chen lấn , ồn ào , giờ làm việc bị cắt xén cho những việc riêng tư , mặc ai nấy đi , đèn đỏ cũng vượt , qua đường bất kể chỗ nào , không còn lương tâm trách nhiệm trong công việc , ....một bức tranh xã hội không " chuẩn"

Lý giải cho những tồn tại trong xã hội chúng ta đang sống . Giáo dục ta không dạy ? ý thức ta kém ? tính cộng đồng ta thấp ? hay còn nguyên nhân nào khác
Tóm lại , những điều mà chúng ta cho là hiện đại của một xã hội phát triển chính là những " chuẩn " một xã hội phải có . Bao giờ chúng ta sẽ đạt ?! Mong ước một xã hội " chuẩn mực " , hy vọng của chúng ta ! câu trả lời dành cho tất cả chúng ta

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Vu lan báo hiếu

Trong tháng 7 âm lịch người VN nói chung và phật tử nói riêng dành cho mình tháng tưởng nhớ các vị tiền nhân là ông bà cha mẹ . Ở trong miền Nam việc chuẩn bị ngày rằm tháng 7 ( còn gọi là tháng cô hồn ) diễn ra âm thầm hơn so với miền Bắc . Tại các tỉnh đồng bằng bắc bộ , trước ngày rằm 1 ngày ( ngày 14/7 âm lịch ), gia đình cha mẹ con cái thậm chí người thân ở xa cũng về để có mặt trong ngày này . Cả gia đình cùng nhau tổ chức nghi lễ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ đã khuất và quây quần xung quanh  bữa cơm gia đình . Ngoài đường không khí vắng lặng hơn thường lệ ,  người qua lại thưa thớt . Việc thờ cúng , nhớ về cha mẹ được thực hiện trong những ngày này , một tập tục nói lên tấm lòng và  tôn trọng chữ hiếu của người Việt Nam
Cha Mẹ là người đã sinh ra ta , nuôi nấng , dạy dỗ ta nên người . Những gì các đấng bậc làm cho ta cũng chỉ vì mong ta trưởng thành và xứng đáng làm người con tốt trong gia đình và ngoài xã hội . Dù rằng có đôi lần ta trách cứ , phản ứng , giận hờn đấng sinh thành . Cha Mẹ ta buồn nhưng các Ngài vẫn âm thầm cố gắng thương yêu , tha thứ cho ta . Tình Cha tình Mẹ như dòng suối mãi mãi gội mát tâm hồn ta , đưa ta qua bao thác ghềnh của đời sống . Ta biết ơn và xin cúi đầu tạ lỗi vì những gì ta đã làm Cha Mẹ ta buồn , đau đớn , lo lắng , khổ sở ....

Lạy Chúa ! Chúa dạy chúng con phải thảo kính Cha Mẹ . Thế nhưng điều răn ấy con  thực thi chưa tròn , thậm chí xúc phạm đến các Ngài . Con thành tâm nhận lỗi , mong Cha Mẹ thứ tha , xin Chúa giúp chúng con và mọi người luôn kính trọng ,yêu mến Cha Mẹ và là người con hiếu thảo